QUY TRÌNH LĂN KIM TRẺ HOÁ DA
Biên soạn: Bác sĩ Nguyễn Minh Phương
SĐT: 093.4444.040
CƠ SỞ KHOA HỌC LĂN KIM
- Tổng quan
Phương pháp lăn kim còn được gọi là liệu pháp tăng sinh collagen, bởi cơ chế đặc thù giúp tăng khả năng sản sinh collagen mạnh mẽ, nhằm khắc phục các khiếm khuyết của da một cách tự nhiên và an toàn. Khi lăn kim trên da, làn da phản ứng với những vết kim này như là những vết thương và tạo ra nhiều yếu tố làm lành da trong đó chủ yếu là sự tái tạo phát triển mô da.
Nguyên nhân chính gây nên sẹo mụn là do di chứng của tình trạng da mụn gây nên. Sẹo mụn biểu hiện là những vết lõm, rỗ trên da mà bạn có thể thấy rõ khi quan sát bằng mắt. Nếu không có phương pháp điều trị đúng cách sẽ có nguy cơ tạo thành sẹo vĩnh viễn. Cơ chế tác động của kim lăn trong liệu pháp này là tận dụng tối đa cơ chế tự làm lành vết thương của cơ thể thông qua một phức hợp các tác động sinh lý học như sau: đầu kim lăn sẽ gây ra “những tổn thương giả mạo” rất nhỏ giúp thúc đẩy hoạt động của tế bào mà không phá hủy chúng, kích thích và biến đổi tế bào da phát triển tới tế bào sừng – lớp trên cùng của biểu bì. Da sẽ được tái tạo mới, được làm đầy và đẹp hơn. Đồng thời tế bào gốc sẽ được đưa vào cơ thể giúp tăng sinh các tổ chức liên kết da, tăng sinh collagen giúp làm mới và mịn và làm đầy các vết sẹo rỗ cũng như sẹo lõm vùng da vùng điều trị.
Quá trình này kích thích sản sinh tế bào thượng bì và sợi collagen cả về số lượng lẫn chất lượng. Đó chính là mục đích của lăn kim trong điều trị da bị hư hại do lão hóa, sẹo do mụn hay do các yếu tố độc hại của môi trường.
- Cơ chế tác dụng lăn kim
+ Tăng sản sinh collagen, elastin
Kim lăn đơn giản dựa trên cơ chế tự làm lành vết thương của cơ thể. Sự xâm nhập của kim lăn được cảm nhận bởi các dây thần kinh giống như sự kích thích tới vết thương. Nhưng các kim lăn rất bén và mỏng nên không thể phá vỡ các mô và lớp màng của da cũng không thay đổi. Tuy nhiên, các kích thích thần kinh này sẽ được các luồng điện chuyển đi, kích thích quá trình làm lành vết thương. Các tế bào da trong phạm vi bán kính từ 1 – 2 mm xung quanh khu vực châm kim, phóng các tín hiệu tăng trưởng đến các tế bào đồng nhất. Những tín hiệu này quay trở lại kích thích sự tăng sinh tế bào mới, nguyên bào sợi chuyển thành sợi collagen và elastin. Nhiệm vụ của nguyên bào sợi là di chuyển đến điểm tổn thương thực thể và chữa lành vết thương. Sự hình thành sợi mới này có mối liên hệ với độ dày của da và làm đầy các vết sẹo.
+ Kích thích tái tạo lớp biểu bì
Chu kỳ tái tạo của lớp biểu bì sẽ nằm trong khoảng từ 3 – 6 tuần và ở người trưởng thành quá trình này sẽ lâu hơn. Theo nghiên cứu của Viện MatTek và Owen Biosciences (Mỹ) về phương pháp này, cho biết rằng thậm chí kim ngắn cũng sẽ truyền thông tin đến các tế bào bằng những tín hiệu điện, đặc biệt là ở lớp đáy. Yếu tố này sẽ kích thích tăng sinh Keratinocyte (lớp sừng của da) và các tế bào gốc. Khi đó, lớp Keratin được đẩy lên trên và hình thành một lớp gọi là thượng bì bảo vệ cơ thể dưới tác động của môi trường xung quanh.
Làn da có tuổi sẽ xuất hiện các vết nám và hiện tượng da bị xỉn màu. Đây là nguyên nhân của việc tăng sinh chậm của tế bào và keratin hình thành trên bề mặt da. Sự thiếu hụt này khác nhau ở da trẻ và làn da có tuổi. Những sẹo thâm có thể được loại bỏ bởi kim lăn .
+ Tăng sự thẩm thấu qua lớp biểu bì
Với những nghiên cứu của mình, Viện Nghiên cứu Công nghệ Dược Phẩm và Sinh học Đức cho thấy liệu pháp lăn kim làm tăng sự thấm sâu của các sản phẩm điều trị vào da gấp 1.000 lần hơn so với bôi da thông thường. Hơn nữa, đây là phương pháp “thân thiện với làn da”, hòan tòan không gây tổn thương hàng rào bảo vệ ở lớp thượng bì của da.
- Lợi ích của lăn kim điều trị:
Làm tăng thấm các dưỡng chất lên 1.000 lần hơn
– Sắp xếp lại hnững bó sợi collagen lão hóa hư hại
– Không làm tổn thương da kéo dài
– Quá trình kích thích đáp ứng bình thường của da
– Không có tác dụng phụ gây hại da
– Có thể dùng trên nhiều vùng da khác nhau của cơ thể
– Giúp hấp thu rất tốt cho bất cứ thành phần họat tính điều trị gì cho da
– Tạo collagen cho da nhiều lên bằng phương pháp kích thích cơ học có kiểm sóat
– Bề mặt da được bảo tồn trong quá trình điều trị.
– Thời gian lành da ngắn từ 12-24giờ nhưng thời gian tái tạo collagen kéo dài nhiều tháng sau đó làm da ngày càng trẻ đẹp
– Không gây ra nhạy cảm nắng cho da
- LỰA CHỌN DA CHO LIỆU TRÌNH LĂN KIM
- Da có thể lăn kim
– Da bình thường, không viêm, không đỏ.
– Da có sẹo rỗ, rất cần thiết lăn kim để tái tạo phục hồi sẹo rỗ
– Da lỗ chân lông lớn, lăn kim giúp thu hẹp chân lông rất tốt
– Da nhờn: lăn kim giúp giảm nhờn tốt cho da.
- Da không nên lăn kim
– Da quá mỏng, mao mạch hiện rõ
– Da đang bị viêm (do mụn viêm to hoặc do dị ứng)
– Da quá nhạy cảm và thiếu Collagen
– Da bị nám, có thể lăn kim nhẹ, kèm theo thuốc phải kiểm soát chặt chẽ.
– Bệnh nhân dị ứng sản phẩm hỗ trợ lăn hoặc dị ứng dưỡng
– Tuyệt đối không lăn cho da bị mụn viêm, mụn mủ, mụn bọc
– Khu vực da có sẹo lồi không nên lăn kim.
- CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
Bước 1: Khám, kiểm tra da để đánh giá loại da, đưa ra liệu trình cho khách
Bước 2: Tẩy trang làm sạch lớp trang điểm để quá trình làm sạch sâu dễ dàng hơn
Bước 3: Rửa sạch mặt để lấy đi lớp bụi bẩn, dầu nhờn và những tạp chất sâu nằm sâu trong lỗ chân lông
Bước 4: Tẩy tế bào chết để chuẩn bị cho quá trình lăn có hiệu quả cao nhất
Bước 5: Lấy nhân mụn nếu có ít mụn, hút dầu, hút mụn cám.
Bước 6: thoa thuốc tê, mát xa với thuốc tê cho tê thấm sâu, ủ thuốc tê.
Bước 7: Lau sạch tê, sát trùng da với cồn 70 độ. Sau bước này, tuyệt đối không được đụng tay trực tiếp lên da mặt khách.
Bước 8: lăn kim lên da khách, vừa lăn vừa nhỏ tế bào gốc hoặc PRP, lăn đều khắp mặt, chỉnh độ sâu kim theo từng vùng trên da, và tùy theo da khách dày hay mỏng.
– Vùng trán: 0,7-12mm
– Vùng thái dương: 0,5-0,7mm, lăn vùng này không được ấn mạnh tay, chỉ để kim xuống.
– Vùng 2 bên má: 1-1,5mm
– Vùng cằm: 1-1,5mm
– Vùng trên môi, hạn chế lăn vùng này hoặc lăn rất nhẹ 0,5mm
– Vùng mũi: 0,5-0,7mm
Để nhận Full tài liệu lăn kim. Liên hệ zalo 0934444040.